Ảnh từ net
Con cái khi lớn lên Cha Mẹ mong con yên bề gia thất, thế nhưng con trai Miền Tây Nam Bộ giờ đây đang trước nguy cơ ế vợ.
Khi bắt đầu có phong trào lấy chồng ngoại quốc thì con gái làng bắt đầu đổ xô đi "coi mặt", tiếng ngoại quốc cho nó sang chớ thật ra toàn là mấy tay "sứt càng gãy gọng" bên xứ người, một là hết "xí quách" hai là quá nghèo, hoặc tàn tật không thể lấy vợ bản xứ được, ráng gom góp được ít tiền mua vé máy bay sang Việt Nam tha hồ mà chọn vợ.
Vậy là mấy đứa con gái làng đẹp nhất trẻ nhất đều bị mấy tay cò mối dẫn dụ, vẻ ra nhiều viễn cảnh tươi đẹp ở bển nào là giàu sang sung sướng, qua bển khỏi phải đi cày đi cấy, làm bà chủ bà cả. Vậy là mấy ẻm bị mấy tay già cóp thùng thiếc, hoặc xi cà que rinh đi sạch sẽ, bỏ lại đám trai làng lơ ngơ láo ngáo tương lai sẽ trở thành lão nông độc thân hết, rớt giá thê thảm!
Có đứa nói vì muốn Tía Má em sung sướng nên em "cắn răng" mà chịu đại, mong có chút đỉnh tiền cho Tía Má trả nợ, và hy vọng qua bển có chút tiền gởi dìa Tía Má dưỡng già coi như báo hiếu, chứ ở Việt Nam lấy mấy tay lực điền vai u thịt bắp quanh năm làm hỏng đủ ăn làm sao mà sống, vậy đó tiền đâu hỏng thấy chỉ thấy sau đám cưới xong Tía Má nó còn lại trong tay chừng 5 triệu bạc, bao nhiêu tiền "nhà trai" đi đám đã bị đám "má mì" nó phỗng hơn phân nửa.
Đám con gái đẹp đi rồi chỉ còn lại mấy "bà cô" ế chỏng ế chơ hỏng ai thèm rước vì vừa già vừa xấu bị chê nên "rớt" lại, nếu đứa nào hỏng lấy chồng Đài Loan, Hàn quốc mà coi được một chút cũng đều bị dụ lên Sì Gòn làm gái bia ôm, hay gái massage, vì làm mấy thứ này sướng hơn ở quê nhiều, bia ôm thì đâu cần lao động cực nhọc chỉ cần dùng nước bọt để có lời ngon tiếng ngọt mà dụ khách uống thật nhiều bia để có huê hồng, hoặc chịu khó ngồi cho mấy tay dê sòm ôm ấp thế là có tiền còn được ăn trắng mặc trơn, lúc nào cũng thơm phức chứ đâu phải suốt ngày cứ ngay ngáy mùi bùn, hay mùi của mấy con heo trong chuồng do phải tắm rửa nó hằng ngày. Còn mấy em đi làm massage thì lúc mới lên Sì Gòn nước da đen đúa tóc cháy nắng vậy mà Má Mì chỉ cần tuốt cho mấy em chừng vài tháng là trắng nõn trắng nà, thấy phát mê, công việc này cũng không nặng nhọc chỉ cần nắn, bóp, giậm chừng mươi phút là được tiền tip thấp nhất cũng 50 ngàn trở lên, một ngày kiếm tệ cũng gần triệu bạc, so với dưới quê Tía mấy cổ mua được gần tạ thóc thử hỏi vậy tội tình gì không đi làm cho sướng tấm thân, làm mấy anh trai lòng đành ngầm ngùi nhìn em ra đi...
Dần dà làng quê chỉ còn mấy ông bà già bủng beo, thanh niên trai tráng cũng buồn tình đời bỏ ra thành phố làm thợ hồ, bốc vác, trình độ thì thấp lè tè, cả làng chỉ được vài anh học đại học, mấy anh học hết trung học cũng ở nhà làm chủ...trang trại nuôi...dê, trồng lúa, mấy anh thất học gái làng còn hỏng cưới được nói chi đến gái chợ, nếu có chút may mắn cũng cưa cẩm được một em con bà bán thịt bán rau, dụ dỗ miết rồi cũng cho cưới về làm dâu vài tháng sanh con rồi thì bất đồng quan điểm vì cuộc sống buồn tẻ nông thôn, thế là gây gổ với Tía Má chồng ôm con dông tuốt dìa chợ, làm ông bà già nhớ thằng cháu nội cứ khóc tỉ tê.
Cuộc sống nông nhàn mà ngày xưa ông bà ta rất quý vì tình làng nghĩa xóm, cuộc sống thanh bần, không bon chen, lừa lọc giờ đây bị mấy đồng đô la xanh đỏ nó làm người ta mờ mắt, xã hội phát triển thì con người cũng thay đổi nhưng thiết nghĩ cứ thay đổi theo cái đà này thì rồi đây cuộc sống nông thôn sẽ trở thành cái gì cũng không biết nữa. Bản thân nghề nông ngày nay đã quá vất vả, ruộng đồng ngày một khô cằn, vật giá cứ leo thang người nông dân vẫn chưa được nhà nước quan tâm sâu sát, khi mà hạt lúa làm ra không đủ ăn, sâu rầy luôn rình rập phá hoại, mùa màng thất bát, mỗi vụ mùa dù được trời thương cho trúng vụ thì cũng chỉ dư dả chút đỉnh sau khi trừ tiền phân giống đó là vụ đông xuân, còn nói đến vụ hè thu thì xem như từ huề đến lỗ, người nông dân làm sao sống bằng chính mảnh đất và ruộng đồng của mình, các chàng trai làm sao có thể bám trụ lại làng quê khi hạt gạo hạt lúa không đem được cho họ một mái ấm gia đình một người vợ hiền.
Rồi đây khung cảnh làng quê yên bình bên mái tranh tỏa khói lam chiều, con trâu bên lũy tre làng sẽ mãi mãi là hình ảnh trong quá khứ và trong ký ức của mỗi người khi nhớ về hai tiếng làng quê, thật sót xa thay khi những hình ảnh thân thương ấy rồi đây sẽ thành dĩ vãng.
Rồi đây khung cảnh làng quê yên bình bên mái tranh tỏa khói lam chiều, con trâu bên lũy tre làng sẽ mãi mãi là hình ảnh trong quá khứ và trong ký ức của mỗi người khi nhớ về hai tiếng làng quê, thật sót xa thay khi những hình ảnh thân thương ấy rồi đây sẽ thành dĩ vãng."
Cái trăn trở của Cỏ May rất có lý, lo xa như vậy thì không sợ gì "nạn" ấy nữa! Có điều là chưa biết phãi bắt đầu như thế nào để "đánh thức" những ông ba, bà má, những chàng trai "làng ta" mau chóng nhìn thấy chuyện này "không của riêng ai" nữa CM ạ.
Tụi mình cùng kêu gọi mọi người tiếp tay tiếp sức ngăn không cho "xuất khẩu vợ" ra ngoài nhé!