Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thuỵ ơi và tình ơi.
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Thuỵ ơi và tình ơi.
Tranh thêu
Pages
▼
12/3/13
7/3/13
Sự hy sinh thầm lặng
Tranh của Albrecht Durer
Đằng sau mỗi thành công luôn có một sự hy sinh thầm lặng, thậm chí phải từ bỏ cả đam mê lớn nhất trong đời.
Mint
(Dịch từ Healing)
Vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình rất đông con, 18 đứa. Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn - đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ bất kỳ một công việc gì trong làng.
Mặc dù sống trong cảnh túng quẫn đó, hai người con lớn Albrecht và Albert vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật. Nhưng thật đáng buồn bởi họ biết cha mình không bao giờ có thể kiếm đủ tiền để cho hai anh em đi học tại học viện nghệ thuật ở quê hương.
Sau nhiều đêm dài bàn bạc và thảo luận, hai anh em đã nghĩ ra một cách. Họ sẽ tung đồng xu. Người thua cuộc sẽ phải đi xuống hầm mỏ gần nhà để kiếm tiền nuôi người kia trong suốt thời gian ở học viện và sau 4 năm người được học sẽ phải lo mọi học phí cho người còn lại, cho dù đó là tiền lời bán tranh hay thậm chí là phải đi làm thuê kiếm tiền.
Sau khi thỏa thuận xong, họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht đã thắng và lên đường đến Nuremberg. Người còn lại Albert bắt đầu với những chuỗi ngày dài làm việc mệt nhọc, vất vả và suốt bốn năm học đều đặn gửi cho anh khoản tiền công ít ỏi. Tại học viện, tranh của người anh trai Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc gỗ, tranh sơn dầu của anh đều vượt xa các vị giáo sư lâu năm. Người anh đã kiếm được một khoản tiền lớn nhờ việc bán tranh cho đến khi tốt nghiệp.
Người nghệ sĩ trẻ trở về làng, gia đình Durer đã tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng thành công của Albrecht. Sau bữa ăn dài và thịnh soạn, anh đứng lên nâng cốc về phía người em bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để vun đắp cho thành công ngày hôm nay: "Và bây giờ, Albert - em trai yêu quý của anh, đã đến lúc em biến ước mo của mình trở thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em".
Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi Albert ngồi, nước mắt giàn giụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, người em nghẹn ngào: "Không... không… không…”.
Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người anh yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói:
"Không được rồi anh ơi, đã muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em. Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế. Anh ơi, đã quá muộn rồi…"
Lịch sử đã lùi vào quá khứ hơn 450 năm. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn mọi người biết đến tranh ông chỉ qua một tác phẩm duy nhất.
Người ta kể rằng vào một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời. Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là “Hands”, nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “The praying hands” (Đôi bàn tay cầu nguyện).
Mint
(Dịch từ Healing)
Vào thế kỷ thứ 15, tại một ngôi làng nhỏ gần Nuremberg có một gia đình rất đông con, 18 đứa. Để kiếm đủ thức ăn đem về hằng ngày cho lũ trẻ, ông bố - một người thợ kim hoàn - đã phải làm việc vất vả gần 18 tiếng mỗi ngày và chẳng từ bất kỳ một công việc gì trong làng.
Mặc dù sống trong cảnh túng quẫn đó, hai người con lớn Albrecht và Albert vẫn ấp ủ một ước mơ đẹp đẽ: cả hai đều muốn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật. Nhưng thật đáng buồn bởi họ biết cha mình không bao giờ có thể kiếm đủ tiền để cho hai anh em đi học tại học viện nghệ thuật ở quê hương.
Sau nhiều đêm dài bàn bạc và thảo luận, hai anh em đã nghĩ ra một cách. Họ sẽ tung đồng xu. Người thua cuộc sẽ phải đi xuống hầm mỏ gần nhà để kiếm tiền nuôi người kia trong suốt thời gian ở học viện và sau 4 năm người được học sẽ phải lo mọi học phí cho người còn lại, cho dù đó là tiền lời bán tranh hay thậm chí là phải đi làm thuê kiếm tiền.
Sau khi thỏa thuận xong, họ cùng nhau gieo đồng xu. Albrecht đã thắng và lên đường đến Nuremberg. Người còn lại Albert bắt đầu với những chuỗi ngày dài làm việc mệt nhọc, vất vả và suốt bốn năm học đều đặn gửi cho anh khoản tiền công ít ỏi. Tại học viện, tranh của người anh trai Albrecht được đánh giá như một bước đột phá. Những bức khắc gỗ, tranh sơn dầu của anh đều vượt xa các vị giáo sư lâu năm. Người anh đã kiếm được một khoản tiền lớn nhờ việc bán tranh cho đến khi tốt nghiệp.
Người nghệ sĩ trẻ trở về làng, gia đình Durer đã tổ chức một bữa tiệc lớn ăn mừng thành công của Albrecht. Sau bữa ăn dài và thịnh soạn, anh đứng lên nâng cốc về phía người em bày tỏ lòng biết ơn những năm tháng hy sinh thầm lặng để vun đắp cho thành công ngày hôm nay: "Và bây giờ, Albert - em trai yêu quý của anh, đã đến lúc em biến ước mo của mình trở thành hiện thực. Hãy đến Nuremberg, anh sẽ lo tiền học cho em".
Tất cả mọi người đều quay về phía cuối bàn nơi Albert ngồi, nước mắt giàn giụa trên gương mặt gầy gò xanh xao, người em nghẹn ngào: "Không... không… không…”.
Cuối cùng Albert lau nước mắt đứng dậy, nhìn khắp lượt những người anh yêu thương rồi đưa tay ôm mặt khẽ nói:
"Không được rồi anh ơi, đã muộn mất rồi. Em không thể đến Nuremberg được nữa. Hãy nhìn xem, những tháng năm dưới hầm mỏ đã tàn phá đôi tay em. Mỗi ngón tay đều đã dập nát không dưới một lần, và gần đây tay phải em lại bị chứng thấp khớp hành hạ, đến nỗi không thể cầm ly chúc mừng anh thì làm sao có thể cầm cọ vẽ những đường nét tinh tế. Anh ơi, đã quá muộn rồi…"
Lịch sử đã lùi vào quá khứ hơn 450 năm. Giờ đây, hàng trăm tác phẩm của Albrecht Durer được trưng bày trong nhiều viện bảo tàng lớn trên thế giới, nhưng điều lạ lùng là phần lớn mọi người biết đến tranh ông chỉ qua một tác phẩm duy nhất.
Người ta kể rằng vào một ngày nọ, để tỏ lòng biết ơn đức hy sinh cao cả của người em trai, Albrecht đã kiên trì tái hiện từng đường nét của đôi bàn tay không còn lành lặn áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời. Ông gọi bức tranh của mình đơn giản chỉ là “Hands”, nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật này và đặt tên cho món quà tình yêu ấy là “The praying hands” (Đôi bàn tay cầu nguyện).
1/3/13
Người quan trọng nhất trong đời
Chuyện xảy ra tại một trường đại học.
Sắp hết giờ giảng, giáo sư bỗng đề nghị với các sinh viên,
- "Tôi cùng mọi người thử một trắc nghiệm nhỏ, ai muốn cùng tôi thử nào?"
Một nam sinh bước lên.
Giáo sư nói,
- "Em hãy viết lên bảng tên của 20 người mà em khó có thể rời bỏ".
Chàng trai làm theo. Trong số tên đó có tên của hàng xóm, bạn bè, và người thân...
Giáo sư nói:
- "Em hãy xoá tên của một người mà em cho rằng không quan trọng nhất!"
Chàng trai liền xoá tên của người hàng xóm.
Giáo sư lại nói:
- "Em hãy xoá thêm một người nữa!".
Chàng trai xoá tiếp tên của một đồng nghiệp.
Giáo sư nói tiếp:
- "Em xoá thêm tên một người nữa đi". Một người không quan trọng nhất trong cuộc đời. chàng trai lại xoá tiếp.....
Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại ba tên: bố mẹ, vợ, và con.
Cả giảng đường im phăng phắc,
Mọi người lặng lẽ nhìn vị giáo sư, cảm giác dường như đây không còn đơn thuần là một trò chơi nữa rồi !!
Giáo sư bình tĩnh nói tiếp :
- "Em hãy xóa thêm một tên nữa! "
Chàng trai chần chừ, rất khó khăn mới đưa ra được sự lựa chọn... anh đưa viên phấn lên... và gạch đi tên của bố mẹ!
- "Hãy gạch đi một cái tên nữa đi!", tiếng của vị giáo sư lại vang lên bên tai.
Chàng trai sững lại, rồi như một cái máy, từ từ và kiên quyết gạch bỏ tên của đứa con trai... Và anh bật khóc thành tiếng, dáng điệu vô cũng đau khổ.
Vị giáo sư chờ cho anh bình tĩnh lại hồi lâu và hỏi:
- "Lẽ ra người thân thiết nhất với em, phải là cha mẹ và đứa con, bởi cha mẹ là người sinh thành và dạy dỗ em nên người, đứa con là do em dứt ruột sinh ra, còn người vợ thì có thể tìm người khác thay thế được, vậy tại sao, với em người vợ lại là người mà em khó rời xa nhất?"
Cả giảng đường im lặng, chờ nghe câu trả lời.
Chàng trai bình tĩnh và từ tốn nói:
- "Theo thời gian, cha mẹ sẽ là rời bỏ tôi mà đi, con cái khi trưởng thành, cũng chắc chắn sẽ rời xa tôi, người luôn ở bên, làm bạn với tôi suốt đời, thực sự chỉ có vợ tôi!
Nói xong rồi chàng trai quay sang nói nhỏ vào tai vị giáo sư : "Thưa thầy con phải nói như vậy là vì con vợ của con đang ngồi bên dưới ... không nói như vậy thì chỉ có chết với nó, xin thầy thông cảm giùm con."
Vị giáo sư cười như mếu :"Thầy cũng chẳng khác gì con! Bài trắc nghiệm này là do vợ của thầy đưa ra !!!!
(Sưu tầm)