Ảnh từ net
Suốt cả tuần nay kể từ khi bắt đầu cả nước bước vào năm học mới, lại thêm tình hình ả Chức chàng Ngưu khóc nhè, nên người dân Sài Gòn "sống trong sợ hãi".
Sáng ra khỏi nhà gặp phải.... kẹt xe, chiều rời khỏi cơ quan...kẹt xe, tất cả mọi người luôn ở trong tình trạng căng thẳng và khẩn cấp, đầu óc ai cũng căng ra như cái máy định vị tòan cầu, xem xem nên đi đường nào thì sẽ không kẹt xe, không bị ngập nước...mà hệ lụy này cũng một phần do bởi mấy ông Cầu, Cống, hết năm này đến tháng nọ cứ đào đào, bới bới, nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra người trước tiên được tổng động viên là mấy ông Cầu Cống, vì có mấy ổng thì giao thông hào sẽ được đào bới khắp nơi, ở đâu cũng có chổ tránh đạn, và các giao thông hào sẽ được duy trì từ lúc chiến tranh bắt đầu đến khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa xong. Các ông ấy được mang danh là con dế nhũi mà, cứ việc nhẩn nha mỗi ngày một chút. (chỉ có một đọan đường Châu Văn Liêm dài khoảng mấy trăm mét, các ông ấy đào bới để làm Cống làm Hầm gì mà mãi hai năm nay vẫn chưa xong. Mỗi lần giở rào chắn ra là Cỏ May tui mừng hết lớn, nhưng được khoảng 1 tháng lại tiếp tục rào rào chắn chắn. Chỉ biết lắc đầu bậm môi mà "chui" qua khỏi đọan đường gian khổ).
Các bạn nào là dân ở các tỉnh khác đến SG sẽ thấy nơi nơi đều có đào đường và Cống, và khắp các ngóc nghách người dân phải sống chung với nạn đào đường, đào cống. Các bạn sẽ cảm thấy ôi quê mình sao đáng yêu quá, không phải ngày ngày đối mặt với vấn nạn kẹt xe.
Mỗi ngày đi về trên đọan đường gần 30 km Cỏ May tui đã trở thành "tay lái lụa" bất đắc dĩ, lạng lách, bon chen, chèn lấn mới mong về được đến nhà đúng thời gian dự định, những ngày mưa ngập thành sông thì lại trở thành vận động viên lướt ván chuyên nghiệp, vì nếu không "phang" ào ào thì chỉ có nước xuống xe dắt bộ, mỗi ngày đều phải tính tóan xem hôm nay nên đi đường nào thì ít kẹt xe, đường nào thì ít ngập nước. Hôm nào về được đến nhà an tòan thì xem như đạt được 1 "kỳ tích".
Những khi trời không mưa thì tình trạng kẹt xe cũng chẳng tốt hơn chút nào, vừa ngửi bụi đường vừa ngửi khói xe, lại thêm mấy tay tài xế xe bus cứ thoải mái mà bóp còi, đường trống cũng bóp, đường kẹt cũng bóp, ở bất cứ nơi đâu đều bóp, nếu bạn thấy người SG nào ngơ ngơ, ngẩn ngẩn khi bạn gọi tên, hay chào hỏi thì xin bạn đừng vội trách nhé, vì đa số đều bị điếc "lâm sàng" do nạn còi xe tra tấn.
Và nếu bạn tình cờ bạn gặp những người bị đứt dây thần kinh ý thức thì cũng đừng vội thất vọng nhé, vì quá ám ảnh nạn kẹt xe, nên người ta cứ thi nhau mà chen, chèn, trườn, chui, lườn lách, bất kể đường "bên mình" hay "bên địch" cứ thế mà chen lên làm góp thêm phần "lộn xộn", rồi thì tiếp lườm nguýt nhau, tiếng văng tục, tiếng bóp kèn hối thúc nhau dù đường đang kẹt cứng.
Sài Gòn được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông, là thành phố văn minh và phồn hoa, tất cả đều đúng, SG đang phát triển từng ngày, tuy nhiên vẫn còn đó những điều chưa đẹp, là một người sống và định cư ở SG với khoảng thời gian khá lâu, tôi ao ước được trở về với quê mình, tôi sợ lắm cái ồn ào khói bụi, cuộc sống tất bật đến ngạt thở, mỗi ngày thức dậy tôi luôn ao ước mình có thêm đôi cánh, để tránh khỏi cái náo nhiệt ồn ào bên dưới, và cái câu hát "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi" sẽ không còn bị Cỏ May tui cải biên thành " Sài Gòn sợ lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!".
Sáng ra khỏi nhà gặp phải.... kẹt xe, chiều rời khỏi cơ quan...kẹt xe, tất cả mọi người luôn ở trong tình trạng căng thẳng và khẩn cấp, đầu óc ai cũng căng ra như cái máy định vị tòan cầu, xem xem nên đi đường nào thì sẽ không kẹt xe, không bị ngập nước...mà hệ lụy này cũng một phần do bởi mấy ông Cầu, Cống, hết năm này đến tháng nọ cứ đào đào, bới bới, nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra người trước tiên được tổng động viên là mấy ông Cầu Cống, vì có mấy ổng thì giao thông hào sẽ được đào bới khắp nơi, ở đâu cũng có chổ tránh đạn, và các giao thông hào sẽ được duy trì từ lúc chiến tranh bắt đầu đến khi chiến tranh kết thúc vẫn chưa xong. Các ông ấy được mang danh là con dế nhũi mà, cứ việc nhẩn nha mỗi ngày một chút. (chỉ có một đọan đường Châu Văn Liêm dài khoảng mấy trăm mét, các ông ấy đào bới để làm Cống làm Hầm gì mà mãi hai năm nay vẫn chưa xong. Mỗi lần giở rào chắn ra là Cỏ May tui mừng hết lớn, nhưng được khoảng 1 tháng lại tiếp tục rào rào chắn chắn. Chỉ biết lắc đầu bậm môi mà "chui" qua khỏi đọan đường gian khổ).
Các bạn nào là dân ở các tỉnh khác đến SG sẽ thấy nơi nơi đều có đào đường và Cống, và khắp các ngóc nghách người dân phải sống chung với nạn đào đường, đào cống. Các bạn sẽ cảm thấy ôi quê mình sao đáng yêu quá, không phải ngày ngày đối mặt với vấn nạn kẹt xe.
Mỗi ngày đi về trên đọan đường gần 30 km Cỏ May tui đã trở thành "tay lái lụa" bất đắc dĩ, lạng lách, bon chen, chèn lấn mới mong về được đến nhà đúng thời gian dự định, những ngày mưa ngập thành sông thì lại trở thành vận động viên lướt ván chuyên nghiệp, vì nếu không "phang" ào ào thì chỉ có nước xuống xe dắt bộ, mỗi ngày đều phải tính tóan xem hôm nay nên đi đường nào thì ít kẹt xe, đường nào thì ít ngập nước. Hôm nào về được đến nhà an tòan thì xem như đạt được 1 "kỳ tích".
Những khi trời không mưa thì tình trạng kẹt xe cũng chẳng tốt hơn chút nào, vừa ngửi bụi đường vừa ngửi khói xe, lại thêm mấy tay tài xế xe bus cứ thoải mái mà bóp còi, đường trống cũng bóp, đường kẹt cũng bóp, ở bất cứ nơi đâu đều bóp, nếu bạn thấy người SG nào ngơ ngơ, ngẩn ngẩn khi bạn gọi tên, hay chào hỏi thì xin bạn đừng vội trách nhé, vì đa số đều bị điếc "lâm sàng" do nạn còi xe tra tấn.
Và nếu bạn tình cờ bạn gặp những người bị đứt dây thần kinh ý thức thì cũng đừng vội thất vọng nhé, vì quá ám ảnh nạn kẹt xe, nên người ta cứ thi nhau mà chen, chèn, trườn, chui, lườn lách, bất kể đường "bên mình" hay "bên địch" cứ thế mà chen lên làm góp thêm phần "lộn xộn", rồi thì tiếp lườm nguýt nhau, tiếng văng tục, tiếng bóp kèn hối thúc nhau dù đường đang kẹt cứng.
Sài Gòn được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông, là thành phố văn minh và phồn hoa, tất cả đều đúng, SG đang phát triển từng ngày, tuy nhiên vẫn còn đó những điều chưa đẹp, là một người sống và định cư ở SG với khoảng thời gian khá lâu, tôi ao ước được trở về với quê mình, tôi sợ lắm cái ồn ào khói bụi, cuộc sống tất bật đến ngạt thở, mỗi ngày thức dậy tôi luôn ao ước mình có thêm đôi cánh, để tránh khỏi cái náo nhiệt ồn ào bên dưới, và cái câu hát "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi" sẽ không còn bị Cỏ May tui cải biên thành " Sài Gòn sợ lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!".
tắc kênh..với kẹt xuồng Ráng chịu đi nhá,thể nào cũng có ngày hết lụt em ạ .lạc
quan lên
* Nhân mùa Vu Lan về
thân chúc Cha Mẹ- Cỏ May
Thân Tâm An Lạc
Vạn Phúc Cát Tường!
Nguyên Triệu