Pages

28/8/08

Phận lá


Ảnh từ net

Ví mình như lá trên cây
Nâng niu cho hết những ngày còn xanh
Một mai lá mỏng xa cành
Khói mang phận lá dỗ dành hư không
  • lehoang
    Chúc chị có một ngày lễ thật vui 
  • Người dùng Yahoo!
    • Người dùng Yahoo!
    • 15:28 1 thg 9 2008
    Thơ hay thật nhưng sao buồn quá.
    Vậy từ khi lá đâm chồi đến khi lá rụng, lá làm gì nhỉ?
    Lá vẫn xanh, vẫn vui, vẫn có ích cho đời trong từng phút giây đó chứ!
    • Cỏ may
      Vâng đúng vậy, cảm ơn bạn ghé thăm!
  • Hồng Giang
    Cuộc sống của mình như chiếc lá mỏng manh rồi sẽ úa tàn,chỉ cơn gió nhẹ nhàng cũng có thể làm rụng lá.4câu thơ hay quá.Chúc chị ngủ ngon và có một giấc mơ đẹp. 
    • Cỏ may
      Vui vì lại thấy em ghé thăm, thanks!
  • lehoang
    Cuộc đời như một chiếc lá mỏng manh rồi sẽ rơi xuống.  Chúc chị có những ngày nghỉ thật vui
    • Dự Án Sen
      Bạn làm thơ hay quá, mình cũng nghĩ là làm sao trong từng khoảnh khắc cuộc sống mình luôn biết nâng niu tâm hồn mình và người khác để thế giới này thật sự luôn là "vùng đất hứa" chứ không vô nghĩa như nhiều người từng nghĩ! Nhưng đâu chỉ cuộc sống này. Lá xanh như đời người con gái màu xanh, mà phía trước EM là một "thế giới tiến hóa" khác đang vẫy gọi chúng ta. Xong những nhiệm vụ tốt đẹp ở trần gian, chúng ta sẽ mãi gặp nhau và vui vẻ ở Thiên Đàng, mình không chỉ tin như thế, mà trong một khoảnh khắc thiền định (Hưng tập khí công Thiếu Lâm đều đặn từ hơn nửa năm nay) mình đã thấy được Đấng sáng tạo và thầm lặng nhận những lời dặn dò của Ngài, ôi, bây giờ mình vẫn còn run run, vì cảm giác cao vời quá!. Cỏ May ơi, mình rất vui được bạn thật sự quan tâm chia sẻ những gợi ý rất thiết thực đối với dự án này. Vậy mình sẽ "làm gương" trước (nói thế thôi chứ nhiều bạn blog vẫn đang đóng góp nhiều bài viết tinh túy mà). Mình sẽ dịch một số bài về tâm sinh lý con người như theo gợi ý của Cỏ May. Những tài liệu mình có được đều có ấn bản mới nhất (thậm chí trong tháng 8 năm nay). Như thế sẽ phục vụ cho đông đảo bạn blog hơn. Cám ơn Cỏ May nhé. Have a great holiday, có gì mình sẽ bàn bạc tiếp nhé. Thân mến, Hungmoon.
      • Cỏ may
        Thanks Hưng nhé!
    • Mk
      • Mk
      • 10:54 30 thg 8 2008
      Trở về lối cũ mênh mông
      Tiếc chi phận lá đèo bồng lo toan
      Quẳng gánh cười nói hân hoan
      An vui tự tại lối mòn "có không "!
      • Cỏ may
        Cảm ơn Socrung ghé thăm nhà với 4 câu thơ hay!
    • Công Trí
           
                                      Sao như gió thoảng cội cây, Nhuốm màu sầu lụy lấp đầy tuổi xanh.       Bi thương vương vấn trên cành, Xuôi tay an phận cam đành như không?!
      • Cỏ may
        Rất cảm ơn Công Trí đã chia sẻ!

    23/8/08

    Con trai



    Lúc con 11 tháng tuổi

    Thế là chớp mắt đã hết mùa nghỉ hè, bắt đầu một năm học mới năm lớp 8 và cũng là sinh nhật lần thứ 13 của con trai, đã ra dáng đàn ông cao 1m62 nặng 52kg, cao hơn mẹ  rồi đấy.
    Nhớ ngày mới mang thai con với bao vất vả, là đứa con đầu mong đợi của Cha Mẹ, có lẻ biết được mọi người mong chờ nên con hay làm khó Mẹ, 5 tháng đầu mang thai mình không ăn uống được gì chỉ uống sữa cầm hơi, nhưng cũng có lúc được lúc không, làm mình từ vóc dáng của một "người mẫu" cao 1m60, nặng 47kg  xuống thành "người mủ" nặng chỉ còn 42kg, ốm nhom như que củi.
    Vượt qua bao gian nan vất vả rồi con chào đời cũng không ít khó khăn, ngày nhìn con khóc oe oe chào đời lòng vừa "giận" vừa thương, "giận " cái đứa cứng đầu làm khó làm khăn Mẹ, ôm đứa bé đỏ hỏn trong tay mà lòng trào dâng cảm xúc....
    Lúc đặt tên cho con mình rất thích cái tên Hải Đăng, mình muốn con như ngọn đèn biển, mạnh mẽ hiên ngang trước biển, sóng gió sẽ không làm con lung lay, dù đơn độc một mình trước đêm đen của biển mênh mông con vẫn luôn sáng rực, thế nhưng đứa em con Cô đã ra đời sớm hơn con mấy tháng đã "giành mất" cái tên này, thế là Ông Nội đặt con tên khác, ông muốn cuộc sống của con sau này nhiều thuận lợi, và là cái tên đơn giản dễ gọi để mọi người và bạn bè không luyến láy chọc ghẹo.
    Rồi năm tháng trôi qua nhìn con lớn lên từng ngày, theo dõi những thay đổi trong con theo từng gia đoạn, lúc con được đầy tháng, lúc con một tuổi, rồi hai tuổi ....Mỗi giai đoạn để lại trong mình đầy ấp những kỷ niệm, nhớ những khi con đau ốm chỉ một mình Mẹ lo toan ruột gan rối bời, nhìn con đau, sốt mà chỉ biết khóc vì không thể sẻ chia cái đau của con, Ba đi làm xa nhà chỉ hai Mẹ con chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống. Rồi thì những năm tháng bệnh đau triền miên của con cũng qua đi cũng là lúc con vào lớp một, lớp hai ...mỗi ngày dần trưởng thành hơn.
    Là một đứa trẻ có tính tự lập rất cao, con biết tự lo toan cho mình biết quan tâm đến mọi người xung quanh, Chỉ một chút thành quả trong học tập như ngày con được tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi toán của trường để thi học sinh giỏi mình vui đến không thể tả, hay khi con tham gia các trò chơi trên truyền hình thực tế như Cuộc phiêu Lưu Kỳ thú, với giải nhất bằng những câu hỏi nhạy bén thông minh, làm mình sướng rơn và đi khoe khắp mọi người khi nhìn thấy con bảnh bao, đẹp nhất trong đám học sinh cùng thi, rồi thì con được cử thi tháng, thi quý, niềm hãnh diện và nôn nao mong ngày thi nhanh tới còn hơn cả con mong đợi, với chút tài mọn là tay kèn của đội nghi thức của trường, mỗi khi tổ chức lễ lạc khi tiếng kèn của con cùng các bạn vang lên làm lòng mình rộn rã.Thế đấy dù con mình chẳng bằng ai nhưng mỗi đứa con là báu vật của Cha Mẹ.
    Giờ đây khi con bắt đầu vào giai đoạn phát triển trở thành người đàn ông thực thụ thì cũng là lúc phát sinh những nỗi lo mới, cái tuổi dở dở ương ương không còn là trẻ con nhưng chưa hẳn là người lớn.
    Cái tuổi mà mọi đứa trẻ thường hay có tính khí bất thường luôn cho mình là hiểu biết, là giỏi giang, và có đôi lúc con làm mình thấy tủi thân, vì sự xa cách, mình có cảm giác như con đã đủ lông đủ cánh sắp sửa bay xa, rời khỏi Mẹ. Rồi những lời nói  vô tình con làm mình thấy thương Cha Mẹ của mình khi xưa chắc cũng từng buồn bã vì tính khí ương ngạnh của mình mà giờ đây con trai đang thừa hưởng.
    Thế đấy những năm tháng vất vả cho con mình mới thấu hiểu được niềm vui và nỗi buồn của các bậc làm cha làm mẹ, mong sao những tháng ngày trong tương lai con sẽ là một chàng trai bản lĩnh, mạnh mẽ và sống trọn đạo đức một con người mà mình thường hay khuyên bảo con, để con vững bước trên con đường phía trước còn nhiều chông gai và thử thách.

    • Công Trí
      Cỏ May thân! Xin chia xẻ những nhọc nhằn và hạnh phúc với chị. Tôi & nhiều người nữa luôn tri ân những người mẹ. Xa gia đình từ năm mười một tuổi, lưu lạc phong trần, nhưng trong lòng tôi luôn đầy ắp tình thương của mẹ. Mẹ tôi một người phụ nữ nhiều bệnh tật, đã nén đau đớn nuôi con nên người. Trong chiến tranh cùng ba quân đổ máu chốn sa trường tôi không chút nghĩ suy. Nay cùng các chiến sĩ bảo vệ biên cương, gió may heo hắt cõi biên thùy chẳng khiến tôi nao núng. Nhưng vừa rồi về phép, thăm mẹ sau hơn hai mươi năm xa cách, trong lòng tôi trăn trở rất nhiều. Mắt mẹ mờ rồi, đâu thấy được mái đầu tôi bạc trắng; nên vẫn nhắc hoài câu nói ngày xưa: " Nhớ đội mũ nghe con, kẻo tóc sém nắng, cha mi rầy!" Rồi mẹ ân cần dặn thêm: "Làm con trai chớ rụt rè, phải can đảm lên!" Tôi không khóc nhưng ứa lệ, Hơn bảy mươi tuổi rồi, mẹ vẫn lo cho tôi như hồi tấm bé. Thương mẹ tôi không dám thổ lộ rằng: vì tôi rất can đảm nên những vết thương chiến trận, những chiến tích can trường không quật ngã được tôi. Tôi trở về đơn vị, với hình ảnh mẹ già trên bến ngóng trông con bằng đôi mắt không còn nhìn thấy nữa. Tôi không biết tóc tôi hay tóc mẹ bạc hơn.
      • Mèo hoang
        Xóa bớt đừng để nặng máy nghe CM.
        Tuổi nầy của con em cần sự gần gũi dạy dỗ của ông xả em. Giao lại trách nhiệm nầy cho ông xả nhé.
        Gia đình em là gia đình tốt.
        Chị N2Y

      21/8/08

      Ba đồng một mớ đàn ông


      Ảnh từ net

      Con cái khi lớn lên Cha Mẹ mong con yên bề gia thất, thế nhưng con trai Miền Tây Nam Bộ giờ đây đang trước nguy cơ ế vợ.
      Khi bắt đầu có phong trào lấy chồng ngoại quốc thì con gái làng bắt đầu đổ xô đi "coi mặt", tiếng ngoại quốc cho nó sang chớ thật ra toàn là mấy tay "sứt càng gãy gọng" bên xứ người, một là hết "xí quách" hai là quá nghèo, hoặc tàn tật không thể lấy vợ bản xứ được, ráng gom góp được ít tiền mua vé máy bay sang Việt Nam tha hồ mà chọn vợ.
      Vậy là mấy đứa con gái làng đẹp nhất trẻ nhất đều bị mấy tay cò mối dẫn dụ, vẻ ra nhiều viễn cảnh tươi đẹp ở bển nào là giàu sang sung sướng, qua bển khỏi phải đi cày đi cấy, làm bà chủ bà cả. Vậy là mấy ẻm bị mấy tay già cóp thùng thiếc, hoặc xi cà que rinh đi sạch sẽ, bỏ lại đám trai làng lơ ngơ láo ngáo tương lai sẽ trở thành lão nông độc thân hết, rớt giá thê thảm!
      Có đứa nói vì muốn Tía Má em sung sướng nên em "cắn răng" mà chịu đại, mong có chút đỉnh tiền cho Tía Má trả nợ, và hy vọng qua bển có chút tiền gởi dìa Tía Má dưỡng già coi như báo hiếu, chứ ở Việt Nam lấy mấy tay lực điền vai u thịt bắp quanh năm làm hỏng đủ ăn làm sao mà sống, vậy đó tiền đâu hỏng thấy chỉ thấy sau đám cưới xong Tía Má nó còn lại trong tay chừng 5 triệu bạc, bao nhiêu tiền "nhà trai" đi đám đã bị đám "má mì" nó phỗng hơn phân nửa.
      Đám con gái đẹp đi rồi chỉ còn lại mấy "bà cô" ế chỏng ế chơ hỏng ai thèm rước vì vừa già vừa xấu bị chê nên "rớt" lại, nếu đứa nào hỏng lấy chồng Đài Loan, Hàn quốc mà coi được một chút cũng đều bị dụ lên Sì Gòn làm gái bia ôm, hay gái massage, vì làm mấy thứ này sướng hơn ở quê nhiều, bia ôm thì đâu cần lao động cực nhọc chỉ cần dùng nước bọt để có lời ngon tiếng ngọt mà dụ khách uống thật nhiều bia để có huê hồng, hoặc chịu khó ngồi cho mấy tay dê sòm ôm ấp thế là có tiền còn được ăn trắng mặc trơn, lúc nào cũng thơm phức chứ đâu phải suốt ngày cứ ngay ngáy mùi bùn, hay mùi của mấy con heo trong chuồng do phải tắm rửa nó hằng ngày. Còn mấy em đi làm massage thì lúc mới lên Sì Gòn nước da đen đúa tóc cháy nắng vậy mà Má Mì chỉ cần tuốt cho mấy em chừng vài tháng là trắng nõn trắng nà, thấy phát mê, công việc này cũng không nặng nhọc chỉ cần nắn, bóp, giậm chừng mươi phút là được tiền tip thấp nhất cũng 50 ngàn trở lên, một ngày kiếm tệ cũng gần triệu bạc, so với dưới quê Tía mấy  cổ mua được gần tạ thóc thử hỏi vậy tội tình gì không đi làm cho sướng tấm thân, làm mấy anh trai lòng đành ngầm ngùi nhìn em ra đi...
      Dần dà làng quê chỉ còn mấy ông bà già bủng beo, thanh niên trai tráng cũng buồn tình đời bỏ ra thành phố làm thợ hồ, bốc vác, trình độ thì thấp lè tè, cả làng chỉ được vài anh học đại học, mấy anh học hết trung học cũng ở nhà làm chủ...trang trại nuôi...dê, trồng lúa, mấy anh thất  học gái làng còn hỏng cưới được nói chi đến gái chợ, nếu có chút may mắn cũng cưa cẩm được một em con bà bán thịt bán rau, dụ dỗ miết rồi cũng cho cưới về làm dâu vài tháng sanh con rồi thì bất đồng quan điểm vì cuộc sống buồn tẻ nông thôn, thế là gây gổ với Tía Má chồng ôm con dông tuốt dìa chợ, làm ông bà già nhớ thằng cháu nội cứ khóc tỉ tê.
      Cuộc sống nông nhàn mà ngày xưa ông bà ta rất quý vì tình làng nghĩa xóm, cuộc sống thanh bần, không bon chen, lừa lọc giờ đây bị mấy đồng đô la xanh đỏ nó làm người ta mờ mắt, xã hội phát triển thì con người cũng thay đổi nhưng thiết nghĩ cứ thay đổi theo cái đà này thì rồi đây cuộc sống nông thôn sẽ trở thành cái gì cũng không biết nữa. Bản thân nghề nông ngày nay đã quá vất vả, ruộng đồng ngày một khô cằn, vật giá cứ leo thang người nông dân vẫn chưa được nhà nước quan tâm sâu sát, khi mà hạt lúa làm ra không đủ ăn, sâu rầy luôn rình rập phá hoại, mùa màng thất bát, mỗi vụ mùa dù được trời thương cho trúng vụ thì cũng chỉ dư dả chút đỉnh sau khi trừ tiền phân giống đó là vụ đông xuân, còn nói đến vụ hè thu thì xem như từ huề đến lỗ, người nông dân làm sao sống bằng chính mảnh đất và ruộng đồng của mình, các chàng trai làm sao có thể bám trụ lại làng quê khi hạt gạo hạt lúa không đem được cho họ một mái ấm gia đình một người vợ hiền.
      Rồi đây khung cảnh làng quê yên bình bên mái tranh tỏa khói lam chiều, con trâu bên lũy tre làng sẽ mãi mãi là hình ảnh trong quá khứ và trong ký ức của mỗi người khi nhớ về hai tiếng làng quê, thật sót xa thay khi những hình ảnh thân thương ấy rồi đây sẽ thành dĩ vãng.
      • Cựu Chiến Binh
        Hoan hô đàn ông rẻ quá.Bởi vì giờ người ta cứ đi siêu âm "ba chiều' hễ có con gái thì nạo
        • Công Trí
          Cỏ May ơi! Hơn ba mươi năm giải phóng, nước nhà thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là những điều quý giá đổi bằng xương máu và tâm huyết của bao người. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ngày ngày mình vẫn canh gát nơi biên cương, bỏ lại sau lưng cha mẹ già, một người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Có lẽ đời mình không thay đổi nữa, nhưng thấy Cỏ May và các bạn viết thì tình hình ảm đạm quá. Mong có nhiều thông tin tích cực hơn, để những người lính như tụi mình đỡ tủi.
          • Thích Chân Thiện
            Kiểu này thấy thương cho mấy anh con trai ở trỏng quá chị Cỏ May ơi. Ế vợ thì đời sẽ buồn biết bao nhiêu. Thực trạng này đúng là thời gian qua cũng có nghe nói nhiều nhưng chưa được giải quyết đến đâu cả. Chỉ sợ đến lúc "mất hết bò" thì "làm chuồng" cũng chẳng ích gì.
             
            • Cỏ may
              Thấy tội nghiệp lắm TCT ơi!  Chuyến này chắc CM phải bay sang Thái Lan học cấp tốc lớp giải phẫu chuyển giới tính cho "mấy cậu" quá hà, vì dù sao tình làng nghĩa xóm lấy tiền công rẻ rẻ chút, chứ mấy "chàng" ấy tiền đâu mà sang Thái Lan nỗi.
                Cuối tuần bình yên nhé!
          • Lê Minh Dung
            "
            Rồi đây khung cảnh làng quê yên bình bên mái tranh tỏa khói lam chiều, con trâu bên lũy tre làng sẽ mãi mãi là hình ảnh trong quá khứ và trong ký ức của mỗi người khi nhớ về hai tiếng làng quê, thật sót xa thay khi những hình ảnh thân thương ấy rồi đây sẽ thành dĩ vãng."
            Cái trăn trở của Cỏ May rất có lý, lo xa như vậy thì không sợ gì "nạn" ấy nữa! Có điều là chưa biết phãi bắt đầu như thế nào để "đánh thức" những ông ba, bà má, những chàng trai "làng ta" mau chóng nhìn thấy chuyện này "không của riêng ai" nữa CM ạ.
            Tụi mình cùng kêu gọi mọi người tiếp tay tiếp sức ngăn không cho "xuất khẩu vợ" ra ngoài nhé!
            • Cỏ may
              Hiii tiếng nói của anh em mình chỉ là tiếng vọng trong thinh không, là muối bỏ biển thôi anh ơi, bây giờ chỉ còn một cách để cân bằng "sinh thái" là tìm cách "xuất khẩu chồng" "như xuất khẩu vợ" vậy đó, thế là huề nhé, không lo con trai ế vợ nữa
          • bqrwebrt
            chào bạn! entry hay lắm cho T làm quen nha. Rảnh qua Blog của T chơi nha
            • Cỏ may
              Thanks Mai Trang nhé!
              Nhất định sẻ ghé thăm blog Trang.
          • lehoang
            Cuộc sống càng tiến bộ thì con người ta càng thay đổi những làng quê sẽ dần dần biến mất cũng chỉ vì đồng tiền vì cái ăn cái mặc trong cuộc sống bộn bề nơi thành thị mà bây giờ nông thôn cũng đang và sẽ không còn nữa. Để rồi không biết mai sau những đứa trẻ có còn biết đến hai từ "làng quê" nông thôn sẽ từ từ trở thành những khu công nghiệp. Có lẽ em nói hơi xa vời nhưng đó chỉ là cách nghĩ thôi. Chúc chị cuối tuần có nhiều niềm vui
            • Cỏ may
              Không xa vời đâu em, bằng chứng là đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại cho những khu công nghiệp mọc lên, dần dần rồi sẽ thành thị hoá nông thôn cả em à, và lúc đó nếu ai hỏi cái cày, con trâu là gì chắc con cháu chúng ta cũng chẳng biết đâu.